Covid-19 khiến cả thế giới chao đảo với sức ảnh hưởng nghiêm trọng về mọi mặt. Bộ Giao thông nhận định thiệt hại của ngành hàng không đang xấu hơn so với các kịch bản đã dự báo. Tổng thị trường năm 2020 dự kiến chỉ đạt khoảng 43 triệu khách, giảm 46% so với năm 2019. Hầu hết đội máy bay phải đậu tại cảng hàng không thay vì đưa vào khai thác.
Từ 1/4 đến trước 23/4 - thời điểm thực hiện nghiêm Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ về "giãn cách xã hội", lượng hành khách vận chuyển hàng không chỉ bằng 1-2% so với trước khi có dịch.
Chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với ông Đặng Anh Tuấn - Trưởng ban Truyền thông Vietnam Airlines để hiểu rõ hơn về thiệt hại nặng nề của hãng, cũng như giải pháp để kích cầu trong thời gian tới.
Tổ tiếp viên Vietnam Airlines trên những chuyến bay giữa mùa dịch Covid-19.
Kể từ đầu mùa dịch tới thời điểm thực hiện nghiêm Chỉ thị 15,16 của Thủ tướng Chính phủ, Vietnam Airlines đã phải chịu thiệt hại nặng nề như thế nào?
Ông Đặng Anh Tuấn: Trước khi nói về Vietnam Airlines, tôi phải nói rằng đại dịch Covid-19 ảnh hưởng một cách đặc biệt nghiêm trọng và sâu sắc tới ngành hàng không toàn cầu. Ảnh hưởng của đại dịch là một tình trạng bất khả kháng và nằm ngoài các kịch bản về quản trị rủi ro của các hãng hàng không.
Đối với hàng không toàn cầu, theo IATA, năm nay, doanh thu dự đoán sẽ suy giảm khoảng 314 tỷ USD, giảm 55% so với năm 2019. Riêng trong quý II/2020, IATA đã dự báo là các hãng hàng không toàn cầu sẽ bị lỗ 39 tỷ USD. Con số 39 tỷ USD đó, tính toán và so sánh với mức lợi nhuận 1 năm của toàn ngành hàng không là 26 tỷ USD mới thấy được mức độ ảnh hưởng nghiêm trọng của đại dịch.
Đã có những hãng hàng không đầu tiên "gục ngã". Flybe – một trong những hãng bay khu vực lớn nhất châu Âu đã tuyên bố phá sản vào 5/3. Virgin Australia – hã
Việc giá dầu lao dốc kỷ lục trong thời gian qua cũng không góp phần xoa dịu các tổn thất của hàng không thế giới, dù trước đây chi phí nhiên liệu thường chiếm từ 20-30% tổng chi phí các hãng hàng không. Lý do vì hầu hết các hãng hàng không tr ên thế giới đã cắt giảm phần lớn các hoạt động khai thác của mình do nhu cầu thị trường suy giảm nghiêm trọng và việc hạn chế XNC của các nước trên thế giới do tình hình dịch bệnh; Giá dầu thấp cũng là báo hiệu đỏ cho sức khoẻ của kinh tế thế giới và điều này cảnh báo thời kỳ suy thoái kinh tế nghiêm trọng đã bắt đầu.
Vietnam Airlines là hãng hàng không kinh doanh trên cả mạng đường bay nội địa và quốc tế. Khi Covid-19 trở thành đại dịch, chúng tôi bị ảnh hưởng rất nặng nề, phải dừng hết tất cả đường bay quốc tế đến hết 30/4.
Trong đó, ngay từ khi dịch có dấu hiệu diễn biến phức tạp, Vietnam Airlines đã sớm ngừng bay đến các quốc gia, vùng lãnh thổ có dịch như Trung Quốc đại lục, Hồng Kông, Đài Loan, Ma Cao, Hàn Quốc… Các chuyến bay nội địa hiện cũng được duy trì ở tần suất tối thiểu trên các đường bay Hà Nội – TP HCM – Hà Nội, TP HCM – Đà Nẵng để phòng dịch.
Về mặt kinh tế, đại dịch đã ảnh hưởng nằm ngoài các kịch bản quản trị rủi ro. Riêng quý I/2020, chúng tôi đã bị giảm sản lượng khoảng 40%. Mức lỗ của quý I/2020 dự kiến khoảng 2.400 tỷ đồng.
Đối với cả năm, chúng tôi đã xây dựng kịch bản xấu nhất, làm cơ sở xác định những phương án điều hành kinh doanh tốt nhất trong tình huống xấu nhất.
Với kịch bản đó, dự kiến năm nay Vietnam Airlines sẽ bị giảm doanh thu khoảng 50.000 tỷ đồng, mức lỗ có thể lên tới gần 20.000 tỷ đồng, dòng tiền bị thâm hụt 15.000 đến 17.000 tỷ đồng.
Đây là những con số rất lớn, mà bản thân doanh nghiệp không thể nào chống đỡ được với tiềm lực của chính mình.
Phản ứng của khách hàng đối với hãng trong thời điểm dịch bệnh Covid-19?
Ông Đặng Anh Tuấn: Với nguyên tắc an toàn sức khỏe của hành khách là ưu tiên số 1 trong giai đoạn hiện nay, hành khách đều hiểu và hợp tác trong các quy trình, nỗ lực phòng dịch của Vietnam Airlines, như đeo khẩu trang trên chuyến bay, đo thân nhiệt, khai báo y tế trước khi lên tàu bay…
Trước tình hình dịch bệnh, nhiều hành khách cũng đặt vấn đề thay đổi ngày bay hoặc chi hoàn vé. Đối với các hành khách có chuyến bay bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, Vietnam Airlines đã
Trong trường hợp khách hàng muốn hoàn vé bằng hình thức thanh toán ban đầu, chúng tôi xử lý trong vòng 3 tháng kể từ ngày yêu cầu hoàn vé được tiếp nhận. Đến nay, khi dịch bệnh được kiểm soát tốt hơn ở Việt Nam, nhu cầu đi lại nội địa của hành khách đang dần tăng trưởng trở lại.
Vietnam Airlines đã làm gì để khắc phục các thiệt hại nói trên trong thời gian vừa qua?
Ông Đặng Anh Tuấn: Trước bối cảnh ảnh hưởng như vậy, ngay từ tháng 1, ban lãnh đạo Vietnam Airlines đã xây dựng, thực hiện nhiều kịch bản ứng phó phù hợp với tình hình diễn biến của dịch bệnh. Hoạt động điều hành theo sát hàng tuần, hàng ngày, hàng giờ để phù hợp với diễn biến dịch bệnh, phù hợp với các chính sách mà Chính phủ, Ban chỉ đạo phòng chống dịch và các quốc gia đưa ra.
Công tác phòng chống dịch bệnh vẫn luôn được chúng tôi ưu tiên hàng đầu. Chủ động phòng chống dịch bệnh, tuân thủ nghiêm các chỉ thị, mệnh lệnh của Chính phủ Việt Nam cũng như Chính phủ và nhà chức trách của các nước trên thế giới, Vietnam Airlines đã tạm dừng khai thác các đường bay quốc tế đến hết 30/4.
Đối với đường bay nội địa, trong thời gian dịch bệnh diễn biến phức tạp từ cuối tháng 3 đến giữa tháng 4, hãng chỉ duy trì các đường bay trọng điểm ở tần suất tối thiểu. Từ 23/4, sau khi dịch bệnh ở Việt Nam cơ bản được kiểm soát tốt, hãng mới dần tăng chuyến khai thác nội địa trở lại.
Tất cả hành khách, tổ bay đều được đo thân nhiệt, kiểm tra, khai báo tình trạng sức khỏe trước khi lên tàu bay. Hãng yêu cầu tất cả hành khách phải đeo khẩu trang trong suốt chuyến bay và từ chối vận chuyển hành khách có dấu hiệu nghi nhiễm Covid-19.
Từ 0h ngày 25/3, toàn bộ chuyến bay nội địa cũng được phun khử trùng ngay khi hạ cánh tại Hà Nội, Đà Nẵng, TP HCM và tất cả tàu bay khai thác trong ngày lại được khử trùng một lần nữa vào cuối ngày.
Về kinh tế, chúng tôi đã xây dựng ngay các giải pháp, mà trong đó đặc biệt ưu tiên các giải pháp về cân đối, quản trị dòng tiền, đảm bảo duy trì hoạt động của doanh nghiệp, duy trì khả năng thanh toán.
Trước khi đề xuất với Chính phủ và đề nghị các đối tác bạn hàng hỗ trợ tiến độ thanh toán, trong nội bộ Vietnam Airlines, chúng tôi thực hiện các giải pháp cắt giảm chi phí. Trong đó, cắt giảm tối đa các chi phí nội tại, đặc biệt là chi phí cố định.
Chúng tôi tổ chức lại sản xuất, tổ chức lại lực lượng lao động, giảm tiền lương. Toàn bộ người lao động Vietnam Airlines cũng đều hưởng ứng và chia sẻ trong bối cảnh suy giảm sản xuất. Người lao động sẵn sàng tạm ngừng việc hoặc đi làm việc mà không hưởng lương.
Chính sách mà chúng tôi đang thực hiện, trong cao điểm từ tháng 4 đến tháng 6, là toàn bộ lãnh đạo từ cấp Ban trở lên đi làm việc đầy đủ nhưng không hưởng lương. Cán bộ cấp Phòng được yêu cầu làm việc đầy đủ, nhưng chỉ hưởng lương tương đương tối thiểu vùng.
Lực lượng lao động trực tiếp được giảm xuống phù hợp với quy mô sản xuất kinh doanh. 80% lực lượng lao động gián tiếp tạm ngừng việc, những lao động còn lại đi làm chỉ hưởng lương chức danh để đảm bảo nhu cầu tối thiểu của cuộc sống.
Đây là giải pháp đặc biệt lớn, liên quan trực tiếp đến người lao động. Chúng tôi kết hợp vừa làm công tác tư tưởng, vừa giải quyết những yêu cầu cụ thể để đảm bảo lực lượng lao động phù hợp với diễn biến dịch bệnh, nhưng cũng đảm bảo cắt giảm tối đa chi phí.
Đồng thời, Vietnam Airlines tăng cường khai thác các chuyến bay chở hàng hóa trong nước và quốc tế. Đây là giải pháp góp phần bù đắp một phần doanh thu.
Cụ thể, từ ngày 12-31/3, Vietnam Airlines đã vận chuyển gần 2.000 tấn hàng hóa, doanh thu đạt gần 3 triệu USD (tương đương 61,8 tỷ VNĐ). Ước tính trong tháng 4, tổng doanh thu từ việc tăng chuyến chở hàng dự kiến đạt gần 14 triệu USD (tương đương 320 tỷ VNĐ). Tuy nhiên, phần doanh thu này cũng chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong việc hỗ trợ duy trì hoạt động SXKD của Vietnam Airlines.
Ý nghĩa lớn nhất của việc đẩy mạnh vận tải hàng hóa trong giai đoạn này vẫn là góp phần đảm bảo thông thương; duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế; duy trì việc làm cho người lao động tại các khu công nghiệp và nhà máy lớn, cũng như đồng hành cùng Chính phủ trong công cuộc phòng, chống dịch Covid-19.
Song song với các giải pháp nội lực, Vietnam Airlines đã yêu cầu, kêu gọi sự hỗ trợ từ các bạn hàng, đối tác lớn để giảm giá, giãn tiến độ thanh toán, duy trì dòng tiền cho doanh nghiệp. Rất nhiều bạn hàng lớn đã chung tay cùng Vietnam Airlines để giảm giá và giãn tiến độ thanh toán trong giai đoạn hiện nay.
Về phía Chính phủ, cũng đã có những giải pháp ban đầu như giảm một số giá, thuế, phí để hỗ trợ doanh nghiệp. Ngân hàng Nhà nước rất kịp thời ban hành chỉ thị cho các ngân hàng thương mại xây dựng các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, tái cơ cấu nguồn nợ, giảm lãi vay.
Chúng tôi đã làm việc với những đối tác như Vietcombank, là đối tác chiến lược, đã và đang hỗ trợ Vietnam Airlines để tăng thêm hạn mức tín dụng, tái cơ cấu hoạt động vay, giảm lãi suất vay. Tôi cho rằng những giải pháp từ phía các đối tác, bạn hàng giai đoạn này là đặc biệt quan trọng, giúp Vietnam Airlines có thể vượt qua khủng hoảng.
"Điêu đứng" vì dịch bệnh, những kế hoạch hãng dự định thực hiện để phục hồi sau khủng hoảng, làm thế nào để có thể kích cầu?
Ông Đặng Anh Tuấn: Khó khăn lớn nhất của dịch bệnh là ảnh hưởng và làm mất nhu cầu đi lại. Do đó, công tác phòng chống và dập tắt dịch bệnh của các đơn vị chức năng cần nhanh chóng, không để lây lan trong cộng đồng; công tác truyền thông để nhân dân và khách hàng phòng hộ cá nhân phải hợp lý, không quá hoang mang và khi dịch được dập tắt thì cả hệ thống, đặc biệt là hàng không, du lịch, tuyến giao thông đi lại, cần có những chương trình chuẩn bị bài bản, sẵn sàng để kích cầu kịp thời, giải quyết các nội dung mà cộng đồng, khách hàng và nhân dân mong muốn.
Về phía Vietnam Airlines, chúng tôi vẫn ưu tiên trước hết cho việc phối hợp với nhà chức trách để phòng chống dịch. Khi dịch Covid-19 được kiểm soát tốt, nhu cầu hàng không, vốn là nhu cầu giao thông thiết yếu của cả xã hội, chắc chắn sẽ tăng trưởng trở lại. Vietnam Airlines đẩy mạnh thực hiện những giải pháp kinh tế chủ động, toàn diện như đã nêu ở trên để tối ưu hóa doanh thu, tiết kiệm chi phí và duy trì sản xuất kinh doanh.
Chúng tôi cũng đã chuẩn bị các phương án, chương trình bán, kích cầu để bắt nhịp với nhu cầu phục hồi ngay khi dịch được kiểm soát tốt. Vừa qua, trước tình hình Covid-19 được kiểm soát tốt tại Việt Nam và đáp ứng nhu cầu đi lại của hành khách sau khi nới lỏng giãn cách xã hội, Vietnam Airlines đã triển khai chương trình bay đồng giá 99.000 đồng/chiều cho tất cả hành trình nội địa.
Tuy nhiên, những giải pháp của bản thân doanh nghiệp và những giải pháp hỗ trợ của các đối tác, bạn hàng trước tình trạng ảnh hưởng nặng nề như hiện nay là chưa đủ.
Chúng tôi vẫn rất cần sự hỗ trợ từ phía Chính phủ. Không chỉ riêng Việt Nam, hiện nay Chính phủ các quốc gia trên thế giới cũng đang thực hiện những biện pháp "giải cứu" đối với các hãng hàng không. Với tình trạng khủng hoảng lớn như vậy, các quốc gia đã thực hiện rất đa dạng các giải pháp "giải cứu" đối với ngành hàng không, bao gồm cả trực tiếp hỗ trợ bằng tiền.
Chính phủ Mỹ đã hỗ trợ trực tiếp các hãng hàng không 25 tỷ USD. Nhiều chính phủ hỗ trợ bằng tiền để trả lương cho người lao động, hoặc hỗ trợ gián tiếp thông qua bảo lãnh cho vay hay cho vay trực Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog tiếp để các doanh nghiệp có nguồn tiền duy trì hoạt động.
Các Chính phủ cũng thực hiện nhiều chính sách miễn giảm thuế, phí, giá hỗ trợ doanh nghiệp. Đặc biệt, ở các quốc gia mà các doanh nghiệp lâm vào nguy cơ khủng hoảng, các hãng hàng không có thể được quốc hữu hóa để đảm bảo duy trì hoạt động hàng không.
Theo đánh giá của IATA, hàng không rất cần được sự hỗ trợ của Chính phủ do đây là ngành có vị trí trung tâm trong chuỗi giá trị, đóng vai trò dẫn dắt quá trình phục hồi sau đại dịch thông qua việc kết nối các lĩnh vực, các nền kinh tế.
Chúng tôi cho rằng, mặc dù ảnh hưởng của đại dịch đặc biệt nghiêm trọng, nhưng với sự chủ động của Vietnam Airlines, sự hỗ trợ của khách hàng, bạn hàng, đối tác và các giải pháp kịp thời của Chính phủ, chúng tôi sẽ vượt qua giai đoạn đặc biệt khó khăn này.
Xin trân trọng cảm ơn những chia sẻ của ông!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét